Mới đây, blog Cyberlances đã có bài viết của tác giả Trần Long tung thêm các bằng chứng vạch mặt băng nhóm của “bác sỹ Trần Khoa” và “Nhà 82”, dựng lên một băng lừa đảo hết sức tinh vi, hé lộ cả vai trò của nữ văn sĩ Huỳnh Mai An Đông, cho dù cô này đã lên tiếng thanh minh là mình không liên quan.
Hé lộ vai trò Huỳnh Mai An Đông
Băng nhóm này dùng thủ thuật copy ảnh trên mạng, crop lại để tạo các tài khoản clone trên Facebook, rồi cho các tài khoản clone này tương tác qua lại để tạo sự tin cậy của cộng đồng mạng.
Tiếp đó, các tài khoản này tung các bài viết mùi mẫn, đậm chất ngôn tình đánh vào cảm xúc của người theo dõi nhằm câu tiền từ thiện. Tài khoản thì ảo nhưng số tài khoản là thật, đứng tên nhân vật có tên Thy Nguyễn (hay Heo Thy).
Trong đoạn status thanh minh, Huỳnh Mai An Đông nói cô ta làm quen với Phong Lam, rồi Phong Lam tag Thy Nguyễn vào nói “thần tượng của mày nè” và không biết rõ Thy Nguyễn thế nào. Nhưng cả Huỳnh Mai An Đông và Thy Nguyễn lại cùng chung địa chỉ và cứ mỗi lần ai đó khuyên An Đông báo công an thì cô ta cứ vòng vo thoái thác.
Hiện theo Huỳnh Mai An Đông thì Thy Nguyễn đã rời Sài Gòn (trong giai đoạn giãn cách?) còn bác sỹ Trần Khoa đã bay qua Singapore (?).
Đáng nói, mỗi khi có các nhân vật nào trong nhóm Nhà 82 kêu gọi quyên góp tiền từ thiện thì Huỳnh Mai An Đông như đóng vai trò chim mồi vào hỏi số tài khoản!
Trong nhóm nhà 82 có nhân vật cậu bé Long Thiên, mới 4 tuổi nhưng đã viết những bài hết sức mùi mẫn, vẫn theo phong cách ngôn tình thường thấy ở nhóm Nhà 82. Trong status thanh minh, Huỳnh Mai An Đông nói không biết “thần đồng” này, nhưng hình ảnh được Cyberlances chụp lại đã cho câu trả lời khác.
Ai là trùm cuối?
Theo báo SGGP, chủ tài khoản Huỳnh Mai An Đông đã chủ động chia sẻ đoạn chat giữa chị với người được cho là bác sĩ: “E làm đúng không? Ha ha… 1 mạng, 2 đứa trẻ là 3 và mẹ, chọn ai? 3/1” và chị này nói rõ, bác sĩ ấy là bạn chị ngoài đời thật!
Để xác minh sự thật về “bác sĩ Khoa”, phóng viên SGGP đã gọi điện thoại cho Huỳnh Mai An Đông, người xưng là bạn bác sĩ Khoa, thì Đông cho biết, Khoa là Việt kiều, đang làm ở Bệnh viện Hạnh Phúc, phải nhờ quen biết mới xin được vào Bệnh viện quận 9 để chăm sóc mẹ bệnh và rút ống thở nhường cho thai phụ. Hiện “bác sĩ Khoa” đang tham gia Nhóm 82 giúp bệnh nhân Covid-19.
Chính vì vậy, dư luận hiện nay đang hướng mũi dùi vào Huỳnh Mai An Đông, đầu mối của câu chuyện về “bác sỹ Trần Khoa rút ống thở”. Vậy Huỳnh Mai An Đông là ai?
Thử search trên Google thì trang Đại Kỷ Nguyên từng có bài viết giới thiệu cuốn sách Tuổi xuân bao giờ trở lại của Huỳnh Mai An Đông. Theo trang này, “mỗi nhân vật đều được nữ nhà văn trẻ Huỳnh Mai An Đông truyền tải bằng những cảm xúc riêng. Nếu như Phong là hiện diện của cái đẹp, là nốt thăng tươi sáng trong bản nhạc trầm thì Chi lại là biểu tượng cho lý trí và thực tại. Tuổi xuân bao giờ trở lại là câu chuyện lấy cảm hứng từ chính quãng đời sinh viên của tác giả. Chẳng tô vẽ, bằng những gì mộc mạc, chân thật nhất, những ai đã một lần là sinh viên đều cảm thấy yêu và thêm nuối tiếc những gì đã qua.”

Trang Đại Kỷ nguyên cũng có box đề cập profile của tác giả, theo đó, “Huỳnh Mai An Đông sinh năm 1984 tại Quảng Nam. Năm 2007, cô Tốt nghiệp khoa Ngữ văn và Báo chí của trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM. Cô từng có thời gian dài làm báo, sau đó, chuyển sang lĩnh vực truyền thông.
An Đông được biết đến qua tiểu thuyết Tháng Tư ở Tohoku. Côxem việc viết lách đơn giản là “một sự giải tỏa tâm lý, một niềm an ủi, lời động viên bản thân sống và tin tưởng ở tương lai…”
Nên muốn biết Huỳnh Mai An Đông thực sự là ai, xin xem hồi sau sẽ rõ!
Tin liên quan:
Hé mở nút thắt trong vụ bác sỹ Trần Khoa rút ống thở
Theo Cyberlances và SGGP