• About
  • Tư liệu chưa được giải mã
  • Tư liệu xưa
  • Thời sự Biển Đông
  • Đạo và đời
  • Đời sống tâm linh
  • Thời sự tổng hợp
  • Tín ngưỡng truyền thống
  • Bí ẩn khoa học
Khoa học & Tâm Linh
  • Home
    • Home – Layout 1
    • Home – Layout 2
    • Home – Layout 3
No Result
View All Result
  • Home
    • Home – Layout 1
    • Home – Layout 2
    • Home – Layout 3
No Result
View All Result
Khoa học & Tâm Linh
No Result
View All Result
Home Dân tộc và tôn giáo

Vì sao Nhật Bản chuyển mình vĩ đại: Phát triển thần kỳ ngay cả khi thế giới khủng hoảng

Sự ổn định chính trị này đã thúc đẩy mạnh mẽ cho cái gọi là "sự phát triển kinh tế thần kỳ" của Nhật Bản. Dễ thấy nhất là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Nhật Bản tăng đáng kể (mức trung bình 9,2%) trong giai đoạn 1956-1972. Thậm chí, ngay trong suy thoái kinh tế do giá dầu tăng cao vào thập niên 70 của thế kỷ 20, GDP của Nhật vẫn tăng trung bình 4,1% đến năm 1989.

22/12/2021
in Dân tộc và tôn giáo, Tín ngưỡng truyền thống, Tư liệu chưa được giải mã, Tư liệu xưa
0
Vì sao Nhật Bản chuyển mình vĩ đại: Phát triển thần kỳ ngay cả khi thế giới khủng hoảng
0
SHARES
3
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Nhiệm vụ đầu tiên của Nhật Bản hậu Thế chiến II là ổn định hệ thống chính trị. Sau thời kỳ Chiếm đóng, những người theo phe cấp tiến lên án gay gắt hành động của phe bảo thủ nhằm đẩy lùi nhiều cải cách được thông qua trong thời kỳ Nhật Bản bị chiếm đóng (1945 – 1952). Căng thẳng gia tăng đến mức, trong một số phiên họp quốc hội, cảnh sát được điều động đến để giữ trật tự.

Các cuộc tranh luận vô cùng phức tạp bởi thực tế chính trị gia của các đảng cấp tiến và bảo thủ “như nước với lửa”. Tháng 10/1955, đảng Xã hội Nhật Bản (JSP) hợp nhất nhiều phe phái tiến bộ, trong khi đảng Dân chủ Tự do (LDP) lại hợp nhất các phe phái bảo thủ.

Đảng LDP giành mọi chiến thắng trong các cuộc bầu cử thời kỳ này nhưng mọi chuyện trở nên rắc rối khi Thủ tướng Nhật Bản Kishi Nobusuke (đứng đầu LDP, nắm quyền giai đoạn 1957-1960) tuyên bố nối lại Hiệp ước An ninh chung Mỹ- Nhật 1952 và dĩ nhiên đảng JSP phản đối kịch liệt.

Thủ tướng Nobusuke không được lòng những người cấp tiến vì ông từng phục vụ trong nội các thời chiến của tướng Tojo Hideki (nhiệm kỳ 1941-1944) và thực tế bị cáo buộc nhưng không bị xét xử vì gây ra tội ác trong chiến tranh.

Những đối thủ của ông Nobusuke không chỉ phản đối ý tưởng Nhật Bản nên trở thành đồng minh của Mỹ trong chiến tranh Lạnh mà còn bởi cách Thủ tướng Nhật lệnh cho cảnh sát kéo thành viên đảng đối lập ra khỏi phòng họp quốc hội để Hiệp ước An ninh chung Mỹ – Nhật được quốc hội thông qua.

Các cuộc biểu tình lớn trên phố nhanh chóng nổ ra và càng dữ dội hơn sau khi một sinh viên biểu tình vô tình bị giết. Những cuộc biểu tình không ngăn cản việc Hiệp ước được ký kết nhưng chúng lại khiến ông Nobusuke phải từ chức.

Những người kế nhiệm ông Nobusuke đã khéo léo chuyển các tranh luận về chính trị sang một kế hoạch để nền kinh tế Nhật Bản phát triển gấp đôi chỉ trong một thập kỷ. Đảng LDP kể từ đó liên quan tới sự phát triển tốc độ cao và liên minh với Mỹ, trong khi đảng JSP, một số đảng và nhóm hoạt động chính trị khác lại gắn bó với các công đoàn cấp tiến và nhiều vị trí không được số đông cử tri chấp thuận.

Được hưởng lợi nhờ khả năng cung cấp các khoản tài trợ hào phóng cho các nhóm ủng hộ cộng với luật bầu cử – cho phép cử tri bảo thủ ở nông thôn nhiều quyền lợi hơn so với cử tri ở thành thị, đảng LDP giành được gấp đôi số ghế trong Quốc hội so với các đảng cấp tiến.

Tags: kinh tế nhật bảnNhật BảnNhật Bản chuyển mình vĩ đạisự phát triển kinh tế thần kỳ của Nhật Bản
Previous Post

Vì sao đế quốc Ottoman thất bại trong chiến tranh Balkan?

Next Post

Triều đại phong kiến Trung Quốc chưa bao giờ tồn tại được quá 300 năm?

Next Post
Triều đại phong kiến Trung Quốc chưa bao giờ tồn tại được quá 300 năm?

Triều đại phong kiến Trung Quốc chưa bao giờ tồn tại được quá 300 năm?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết không thể bỏ qua

 

Có thật là Hòa thượng Thích Viên Thành qua đời do liên quan đến vụ Thánh vật sông Tô Lịch?

Kỳ bí vụ nấu nhầm cao người ở Phú Thọ (phần 1)

Bí ẩn ngôi nhà ma ở vị trí đẹp nhất Hà Nội bên Hồ Gươm

Cuộc chiến Nga-Ukraine và toan tính của Trung Quốc

Chuyên mục

  • Bí ẩn khoa học
  • Dân tộc và tôn giáo
  • Đạo và đời
  • Đời sống tâm linh
  • Thời sự Biển Đông
  • Thời sự tổng hợp
  • Tín ngưỡng truyền thống
  • Tư liệu chưa được giải mã
  • Tư liệu xưa

Meta

  • Đăng nhập
  • RSS bài viết
  • RSS bình luận
  • WordPress.org
Khoa học & Tâm Linh

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Navigate Site

  • About
  • Tư liệu chưa được giải mã
  • Tư liệu xưa
  • Thời sự Biển Đông
  • Đạo và đời
  • Đời sống tâm linh
  • Thời sự tổng hợp
  • Tín ngưỡng truyền thống
  • Bí ẩn khoa học

Follow Us

No Result
View All Result
  • Home

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.