Tàu điện Hà Nội từng gắn liền trong ký ức của nhiều thế hệ người dân Hà Nội, đã đi vào thơ nhạc với tiếng tàu điện leng keng gợi nhớ về một thời hoa lửa, dù khó khăn nhưng ấm áp tình người.
Từ trước khi có tuyến Cát Linh-Hà Đông thì Hà Nội đã từng có đường sắt đô thị do người Pháp xây dựng, rồi được duy trì đến đầu những năm 1990s. Tàu điện Hà Nội (tiếng Pháp là tramway de Hanoi) được chế độ thực dân xây dựng năm 1990, khánh thành năm 1901 và ngừng vận hành năm 1991.
Ban đầu, mạng lưới tàu điện Hà Nội có 3 tuyến, đều bắt đầu từ Hồ Gươm, đi Bạch Mai-Chợ Mơ, đi Chợ Bưởi, đi làng Kinh Lược (tức ấp Thái Hà). Sau này có thêm tuyến đi làng Giấy (Cầu Giấy), tuyến Yên Phụ-Ngã tư Đồng Lầm (tức Đại Cồ Việt-Lê Duẩn), nhà thương Vọng (tức Bệnh viện Bạch Mai); tuyến ấp Thái Hà được kéo vào Hà Đông đến Cầu Đơ.
Tùy nhu cầu khách mà những tuyến tàu điện này chỉ có 1-2-3 toa, phía cuối toa có người kéo cần bắt vào dây điện phía trên.
Trẻ con hồi đó rất thích đứng ở bậc cửa, do tốc độ đi chậm nên nhảy tàu (xuống hay lên) cũng được coi là thú vui.
Cùng nhìn lại những hình ảnh về Tàu điện Hà Nội vào năm 1973:


Tàu điện ở Hà Nội thời những năm Mỹ đánh phá miền Bắc (Ảnh: Nhiếp ảnh gia người Đức Thomax Billhardt)



