• About
  • Tư liệu chưa được giải mã
  • Tư liệu xưa
  • Thời sự Biển Đông
  • Đạo và đời
  • Đời sống tâm linh
  • Thời sự tổng hợp
  • Tín ngưỡng truyền thống
  • Bí ẩn khoa học
Khoa học & Tâm Linh
  • Home
    • Home – Layout 1
    • Home – Layout 2
    • Home – Layout 3
No Result
View All Result
  • Home
    • Home – Layout 1
    • Home – Layout 2
    • Home – Layout 3
No Result
View All Result
Khoa học & Tâm Linh
No Result
View All Result
Home Tín ngưỡng truyền thống

Đám cưới thời bao cấp – Vui duyên mới không quên nhiệm vụ

Khi nhận giấy đăng ký kết hôn, mỗi cặp được phát giấy mua một chiếc giường đôi. Hàng phân phối chỉ có một loại giường, gọi là giường giẻ quạt vì đầu giường và cuối giường có nan gỗ xòe ra như nan quạt. Giường là gỗ cấp 4, vênh, nên khi nằm cứ kêu cót két, tuổi thọ được vài năm là mọt rơi đầy nhà. Trong bài Cưới xin thời bao cấp cho biết nhà văn Lê Lựu sau ngày cưới chỉ mua được một chiếc chiếu mới và một chiếc màn, còn giường phải mượn của cơ quan.

11/05/2022
in Tín ngưỡng truyền thống, Tư liệu chưa được giải mã, Tư liệu xưa
0
Đám cưới thời bao cấp – Vui duyên mới không quên nhiệm vụ
0
SHARES
18
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Khác hẳn với những đám cưới thời nay, đám cưới thời bao cấp mang tính cộng đồng cao và phần lớn đều tổ chức theo kiểu “cây nhà là vườn” Ngày 30/4/1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng. Chiến tranh sau 30 năm chính thức kết thúc, hòa bình được thiết lập tại đất nước Việt Nam. Cuộc sống của người dân cả nước bước qua một giai đoạn mới theo sự phát triển của xã hội.

Các đám cưới trong xã hội được tổ chức long trọng hơn, nhiều nghi lễ hơn so với thời kỳ chiến tranh. Ở nhiều đám cưới ngày xưa, chú rể đèo cô dâu trên chiếc xe đạp thong dong khắp các con phố của Hà Nội. Từ trước 1954, quan niệm cưới hỏi có thay đổi đôi chút nhưng dù giàu hay nghèo vẫn phải có đầy đủ các nghi thức cơ bản. Một đám cưới bao giờ cũng bắt đầu bằng lễ chạm ngõ (có nơi gọi là dạm ngõ) sau đó là lễ ăn hỏi và cuối cùng là lễ đón dâu.

Thời gian chiến tranh phá hoại, các đám cưới chủ yếu là tiệc trà và tổ chức ở phòng cưới thuê của nhà nước. Trên phông treo ở phòng cưới bao giờ cũng dán hai con chim bồ câu bằng giấy trắng châu mỏ vào nhau, ngoài chữ Hỷ và hai chữ cái là chữ đầu của tên cô dâu, chú rể quấn quýt vào nhau lại có dòng chữ khẩu hiệu: “Vui duyên mới không quên nhiệm vụ”.

Khăn trải bàn ở phòng cưới là miếng vải hoa còn ở nhà thì phủ tấm áo mưa đủ mầu. Phần lớn chú rể đều mặc quần âu, áo sơ mi trắng “cắm thùng”, đi dép xăng đan, còn cô dâu có khi áo dài nhưng cũng có người quần lụa áo sơ mi trắng cổ lá sen, đi guốc gỗ sơn đen trên đầu cài nhành hoa giấy. Cô dâu, chú rể đều có 4-5 phù dâu, phù rể đi kèm. Đón dâu và ra phòng cưới đều có đốt pháo Trúc Bạch giòn giã, lại có cả giấy màu cắt vụn để tung lên đầu cô dâu chú rể khi bước vào phòng cưới.

Tags: Đám cưới thời bao cấpThời bao cấpVui duyên mới không quên nhiệm vụ
Previous Post

Những món ăn khó quên thời bao cấp

Next Post

AI LÀ NGƯỜI XÓA BỎ THỜI KỲ BAO CẤP Ở VIỆT NAM?

Next Post

AI LÀ NGƯỜI XÓA BỎ THỜI KỲ BAO CẤP Ở VIỆT NAM?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết không thể bỏ qua

 

Có thật là Hòa thượng Thích Viên Thành qua đời do liên quan đến vụ Thánh vật sông Tô Lịch?

Kỳ bí vụ nấu nhầm cao người ở Phú Thọ (phần 1)

Bí ẩn ngôi nhà ma ở vị trí đẹp nhất Hà Nội bên Hồ Gươm

Cuộc chiến Nga-Ukraine và toan tính của Trung Quốc

Chuyên mục

  • Bí ẩn khoa học
  • Dân tộc và tôn giáo
  • Đạo và đời
  • Đời sống tâm linh
  • Thời sự Biển Đông
  • Thời sự tổng hợp
  • Tín ngưỡng truyền thống
  • Tư liệu chưa được giải mã
  • Tư liệu xưa

Meta

  • Đăng nhập
  • RSS bài viết
  • RSS bình luận
  • WordPress.org
Khoa học & Tâm Linh

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Navigate Site

  • About
  • Tư liệu chưa được giải mã
  • Tư liệu xưa
  • Thời sự Biển Đông
  • Đạo và đời
  • Đời sống tâm linh
  • Thời sự tổng hợp
  • Tín ngưỡng truyền thống
  • Bí ẩn khoa học

Follow Us

No Result
View All Result
  • Home

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.