Lễ Vu Lan báo hiếu: có nên đi viếng mộ cha mẹ đã khuất hay chỉ khấn ở nhà? Văn khấn lễ Vu Lan rằm tháng 7. Văn khấn lễ Vu Lan tại nhà. Bài cúng lễ Vu Lan. Lễ Vu Lan rằm tháng 7. Văn khấn cúng cô hồn.
Tháng cô hồn thường bị hiểu sai. Tháng 7 Âm lịch là mùa Vu Lan báo hiếu
Tháng cô hồn là tháng mấy, tại sao phải kiêng kị trong tháng cô hồn
Những ngày tháng Bảy Âm lịch, trên khắp nước Việt, các gia đình Phật tử đều thành kính bước vào mùa Vu Lan, mùa báo hiếu. Tuy nhiên, khi cuộc sống ngày càng phát triển thì ngày càng xuất hiện nhiều biến tướng, thực hành nghi lễ không đúng với tinh thần đạo Phật cũng như truyền thống của dân tộc.
Theo một bài báo đăng trên VTC, người dân thủ đô những ngày gần đây đang “nô nức đi viếng mộ nhân lễ Vu Lan”. Bài viết này đã bị nhiều Phật tử phản ứng gay gắt.
Facebooker Hoàng Phương viết: “Nay vtc.vn đưa tin người dân Hanoi kéo nhau đi viếng mộ. Tôi tra lại toàn bộ sách vở, thì thấy văn hoá Việt không có tục này! Toàn bộ các nước Đông Á và các nước Đông Nam Á theo đạo Phật cũng không có tục này!
Hỏi một số nhà nghiên cứu văn hoá thì họ nói tháng Bảy là thời điểm người ta tin rằng có sự liên kết mạnh mẽ giữa người sống với linh hồn tổ tiên. Nhưng mà linh hồn chứ không phải di cốt! Nghĩa là dịp này, họ khấn tổ tiên ông bà ở nhà hoặc đưa lên chùa cầu siêu, chứ không khấn vái ngoài nội cỏ!”
Bên cạnh đó, cũng nhiều người cho rằng tháng Bảy là “tháng cô hồn” xui xẻo, dẫn tới nhiều hoạt động cúng bái mê tín.
Trước hiện tượng này, Thượng tọa Thích Minh Quang, Phó Chánh văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó trụ trì chùa Tam Chúc đã có những lý giải để các Phật tử hiểu rõ hơn về ý nghĩa dịp lễ Vu Lan-Rằm tháng Bảy.
Thượng tọa cho biết: Theo quan điểm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Vu Lan là dịp để chúng ta nghĩ đến “tứ đại ân” nghĩa là ơn cha mẹ, ơn quốc gia, ơn thầy bạn và ơn xã hội.
Với truyền thống văn hóa hiếu nghĩa, uống nước nhớ nguồn của dân tộc và tín ngưỡng tâm linh thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam, ngày lễ Vu Lan của Đạo Phật đã hòa quyện với triết lý, tục thờ cúng ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch (xá tội vong nhân) hình thành lễ hội Vu Lan báo hiếu.

Đại lễ Vu lan có thể tổ chức vào các ngày trong tháng Bảy Âm lịch, chính lễ vào Rằm tháng Bảy (tức ngày 12/8/2022). Nội dung gồm: Tụng kinh-sám Vu Lan, kinh báo hiếu phụ mẫu, kinh Mục Liên sám pháp, kinh A Di Đà…; lễ cầu siêu cho anh linh anh hùng liệt sỹ, tổ tiên trong gia đình; pháp thoại thuyết giảng ý nghĩa Vu Lan báo hiếu; nghi thức “Bông hồng cài áo” tri ân công đức sinh thành của cha mẹ; nghi thức thắp nến tri ân và truyền hoa đăng tưởng niệm anh linh anh hùng liệt sỹ và cửu huyền thất tổ; chương trình nghệ thuật về công cha nghĩa mẹ…
Dịp lễ Vu Lan đang bị yếu tố mê tín, phi Phật giáo tác động, trong đó có tục đốt vàng mã. Trong Kinh Địa Tạng có ghi rằng: “Muốn cho người quá cố được siêu thoát, con cháu nên tụng kinh, niệm Phật, phóng sinh, tu phúc và làm các việc lành để hồi hướng công đức; nên hạn chế sát sinh, tạo các nghiệp ác và tế bái quỷ thần vì những việc làm này không đem lại lợi ích cho kẻ còn cũng như người mất.”
Theo quan niệm nhà Phật, tháng Vu Lan là thời điểm “thần lực chư tăng tỏa khắp mười phương.” Bởi sau 3 tháng an cư (ở ẩn) trau dồi công hạnh, chư tăng tịnh hóa thân tâm, cứu giúp chúng sinh, làm đẹp cho đời. Rằm tháng Bảy còn là ngày Tết Trung Nguyên (Tết giữa năm). Vì vậy, không có cơ sở nào để nói rằng tháng Bảy là không may mắn.
