Những dụng cụ niềng răng được tìm thấy trên xác ướp Ai Cập
Các nhà khảo cổ khi khai quật những lăng mộ xác ướp Ai Cập đã phát hiện ra dấu tích của những sợi dây là từ ruột động vật chạy dọc theo răng có hình dạng giống như những dụng cụ chỉnh nha hiện nay. Nhiệm vụ của chúng là “đóng” các khe thưa trên răng.
Thiết bị nha khoa La Mã dành cho người đã khuất
Các nhà khảo cổ tìm thấy các vật có hình dạng giống các dụng cụ dùng cho chỉnh nha ở Hy Lạp và Etruscans (được biết đến bằng tên”cầu nối”) cho thấy rằng con người đã bắt đầu thực hành chỉnh nha niềng răng vào khoảng 1000 năm trước Công nguyên.
Người Etruscans sống ở Ý vào khoảng năm 770 đến 270 trước Công nguyên – là tổ tiên của người La Mã cổ đại – có phong tục chôn cất “người đã mất” rất nghiêm trang, họ chuẩn bị rất chỉnh chu cho cơ thể “người đã mất”, trước khi chôn vùi trong một ngôi mộ.
Các nhà khảo cổ phát hiện ra rằng một phần của nghi lễ chôn cất bao gồm việc đặt một thiết bị tương tự như thiết bị niềng răng vào miệng của người chết nhằm mục đích duy trì khoảng cách răng và ngăn khuôn hàm bị méo mó hoặc vỡ. Họ tin rằng làm như thế sẽ giúp người quá cố đẹp hơn khi họ bước sang thế giới bên. Các vị trí khảo cổ ở miền trung Italy phát hiện rằng các vật có hình thù giống thiết bị chỉnh nha đó thường được chết tác bằng vàng nguyên chất.