Trong lời mở đầu của “Tam Quốc Diễn Nghĩa” bắt đầu bằng câu nói: “Thiên hạ đại thế, phân cửu tất hợp, hợp cửu tất phân”. Lịch sử đại chiến trong cuộc phân hợp Tam Quốc đã diễn xuất ra được chữ “Nghĩa”. Vì vậy, người đời sau đã hiểu được nội hàm của chữ “nghĩa”.
Nội hàm vô cùng phong phú của chữ “Nghĩa” (義)
Như thế nào là Nghĩa? Trên thực tế, chữ “Nghĩa” bản thân nó đã có thể phản ánh ra được nội hàm. Theo “Thuyết văn”: “Nghĩa vốn thuộc về uy nghi”. Nghĩa là một từ hợp nghĩa, được ghép từ chữ ‘Ngã’ (我 – tôi ) và ‘Dương’ (羊 – dê). Chữ ‘ngã’ (我 ) cũng là từ hợp nghĩa của từ ‘Qua’ (戈 – cái dáo), ‘Qua’ là binh khí, tượng trưng cho võ công uy nghi của giáo, mác, bởi vì cần phải gánh vác nguy hiểm và trách nhiệm. Chữ tượng hình ‘Dương’ (羊) tượng trưng cho động vật tế thần, tượng trưng cho vật tế lễ quý giá của lễ nhạc, giàu tinh thần hy sinh bản thân. Một chữ ‘Nghĩa’ gồm đầy đủ cả cứng cỏi, mạnh mẽ của sức mạnh quân sự và lòng vị tha vô tư. Chữ ‘Dương’ (羊) ở trên và ‘Ngã’ (我 ) ở dưới, có thể thấy rõ rằng người nắm giữ binh đao, đều phải tuân theo Thiên đạo lễ pháp, thì mới có thể đại biểu cho nghĩa chân chính, cho đại nghĩa.
Tam Quốc có rất nhiều nhân vật hào kiệt. Trong bài viết này chỉ nói đến ba nhân vật: Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi. Bắt đầu từ “Ba anh em kết nghĩa vườn đào” đã lập thệ ước, tức là huynh đệ đồng lòng, lấy thiên hạ làm trách nhiệm của mình, từ chỗ không có mảnh đất đặt chân tới kiến lập nên đế quốc Thục. Ba người này có thân phận khác nhau và trách nhiệm cũng khác nhau, nhưng họ có cùng chung chí hướng, và sở trường mỗi người bù đắp cho chỗ thiếu sót của người kia, tạo thành một mối quan hệ quân thần hợp tác, tương trợ, đoàn kết chặt chẽ với nhau. Trong quá trình này, cũng đồng thời triển hiện đại nghĩa, và diễn dịch ra những nội hàm cụ thể khác nhau của chữ nghĩa, tạo ra một trang những nhân vật nhân từ lấy đạo nghĩa làm đầu, dùng đức thu phục người.