Bộ phim Đất Rừng phương Nam của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, với Trấn Thành thủ vai Bác Ba Phi, vừa ra rạp đã vấp phải chỉ trích khi đề cao vai trò của Thiên Địa Hội và Nghĩa Hòa Đoàn của người Hoa trong phong trào kháng Pháp ở miền Nam đầu thế kỷ 20, trong qua gần như không nhắc tới vai trò của Việt Minh. Do đó, nhiều người đã nói vui là phim nên đổi thành “Đất Rừng Vân Nam” hay “Đất Rừng Trung Hoa”.
Theo Tiến sĩ Hà Thanh Vân, điều này là không sòng phẳng, và đoàn phim nên đổi tên thành “Thiên Địa Hội ở Nam Kỳ” thay vì cố ăn theo tiểu thuyết nổi tiếng “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi, cũng như bộ phim truyền hình năm 1997 của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn để bán vé.
Nhiều nhà nghiên cứu khác thì cho rằng việc đưa Thiên Địa Hội và Nghĩa Hòa Đoàn và phim là yếu tố hết sức nhạy cảm, vì xuất thân của những hội đoàn người Hoa ở Nam Kỳ, chưa kể hoạt động của họ là buôn á phiện, bảo kê,… việc cùng đứng lên đánh Pháp chỉ là để bảo vệ nồi cơm của chính họ thay vì mảnh đất phương Nam.
Vậy Thiên Địa Hội là ai, xuất xứ từ đâu?
Thiên Địa hội, còn được gọi là Hồng Hoa Hội sau này vào thời Càn Long, là một hội kín bắt nguồn từ Trung Hoa vào thời Khang Hi với mục đích phản Thanh phục Minh. Khi người Anh đến cai trị Hồng Kông, Thiên Địa hội bị coi là mối đe dọa và bị cấm, gây tranh cãi ở Hồng Kông.
Không chỉ “đặt luật” cho những nơi biểu diễn hát bội, Thiên Địa hội còn kiểm soát chặt chẽ hoạt động mại dâm và các cơ sở hút thuốc phiện để thu thêm tiền bảo kê từ phía các gái bán dâm và các chủ chứa. Bất kỳ ai dám tố cáo tội ác của hội thì sẽ bị trừng phạt thông qua nhiều hình thức khác nhau, như việc đốt cháy bất ngờ các cơ sở mại dâm, hoặc khi có khách hàng vào tiệm hút thuốc phiện, họ chỉ kêu một lần rồi rời lì một chỗ cả ngày.
Hơn nữa, Thiên Địa hội còn sử dụng chiêu “lạc quyên” trong những dịp lễ, tết. Vào những dịp như tết Đoan Ngọ, tết Trung thu, và tết Nguyên đán, các đội múa lân tự ý xâm nhập và đòi tiền một cách vô lý từ cửa nhà người dân. Âm thanh trống gõ vang vọng, tiếng la hét nao núng vang vọng, con lân chạy tới chạy lui, ông Địa vẫy quạt một lát rồi… đòi tiền.

Tuy nhiên, các hội kín ở miền Nam ở đầu thế kỷ 20 không liên quan nhiều đến Trung Quốc. Theo Wikipedia, khi phong trào Minh Tân công khai cải cách vừa tàn, thì ở miền Nam Việt Nam liền xuất hiện hình thức chống thực dân Pháp mới, đó là phong trào lập ra các hội kín. Có người gọi đó là Thiên Địa hội, còn người Pháp thì gọi là sociétés secrètes. Song bản thân các tổ chức này không mang một tên thống nhất mà có khá nhiều tên gọi khác nhau, đều suy tôn Phan Xích Long làm “hoàng đế.”
Theo giáo sư Trần Văn Giàu, gọi những tổ chức bí mật này là Thiên Địa hội là sai. Bởi đây không phải như là biến dạng của những tổ chức Thiên Địa hội chống Thanh của miền Nam Trung Quốc.
Còn nhà văn Sơn Nam thì cũng nói rõ rằng đây là phong trào do người Việt nắm giữ đường lối chính trị, nhưng mô phỏng theo cách tổ chức Thiên Địa hội Trung Quốc (nhóm Hồng Thuận đường ở Quảng Đông), áp dụng cụ thể trong hoàn cảnh Nam Kỳ, nhằm mục đích Cần Vương.
Nghĩa Hòa Đoàn là ai?
Ngoài Thiên Địa Hội, trong phim “Đất Rừng phương Nam” cũng nhắc nhiều đến Nghĩa Hòa Đoàn.
Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn, còn được gọi là Khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn, là một phong trào bạo lực đã diễn ra ở Bắc Bộ Trung Quốc từ tháng 11 năm 1899 đến tháng 9 năm 1901. Phong trào này do Nghĩa Hòa Đoàn khởi xướng, nhằm chống lại sự ảnh hưởng của thế lực nước ngoài trong các lĩnh vực giao thương, chính trị, văn hóa, công nghệ và bài Kitô giáo. Trong bối cảnh kinh tế suy sụp và hạn hán khắc nghiệt, Trung Quốc đã chứng kiến nhiều cuộc nổi dậy trong những năm cuối của triều đại Mãn Thanh. Các thành viên của Nghĩa Hòa Đoàn thể hiện lòng căm thù đối với những thương nhân nước ngoài và các vị cố đạo truyền giáo, kêu gọi mọi người thanh toán cho những nhóm người này. Sự thù hận này có nguồn gốc từ cuộc Chiến tranh Nha phiến và sự xâm nhập kinh tế của người nước ngoài, cùng với chính sách truyền đạo mà chính quyền nhà Thanh không thể ngăn cản được.
Nghĩa Hòa Đoàn là một tổ chức tôn giáo bí ẩn và đồng thời là một tổ chức chính trị được lãnh đạo bởi Chu Hồng Đăng. Có lý thuyết cho rằng tổ chức này có liên quan đến Bạch Liên giáo. Lực lượng chủ chốt của Nghĩa Hòa Đoàn bao gồm nhiều võ sĩ giỏi. Vì vậy, Nghĩa Hòa Đoàn còn bị những người không thích gọi là “quyền phỉ”.
Còn về những tranh cãi liên quan đến Nghĩa Hòa đoàn và Thiên Địa hội trong “Đất Rừng phương Nam”, ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Điện ảnh nói phim hoàn toàn không liên quan đến phong trào cùng tên do Chu Hồng Đăng lãnh đạo ở Trung Quốc. Thiên Địa hội cũng như Nghĩa Hòa đoàn chỉ được những người dân yêu nước ở Nam Kỳ lúc đó mượn tên gọi để hoạt động độc lập ở Việt Nam.

Dẫu phim không vi phạm luật, trước một số thông tin mang tính liên tưởng, trong cuộc họp và đối thoại chiều 14-10, đại diện nhà sản xuất đã chủ động đề xuất phương án chỉnh sửa phim. Phim sẽ bỏ tên và lời thoại “Thiên Địa hội” và “Nghĩa Hòa đoàn”, thay bằng tên gọi khác không liên quan đến hội nhóm của nước ngoài.
Theo đó, phần thoại trong phim sẽ chuyển từ Nghĩa Hòa đoàn thành Nam Hòa đoàn và Thiên Địa hội thành Chính Nghĩa hội. Sự thay đổi này nhằm tránh sự liên tưởng đến Thiên Địa hội và Nghĩa Hòa đoàn từ thời nhà Thanh Trung Quốc. Bên cạnh đó, “bộ phim lấy cảm hứng từ tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi” sẽ được đưa lên ngay đầu phim.